THPT Chuyên Vị Thanh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
THPT Chuyên Vị Thanh

Số 04 Đường Đồ Chiểu TX Vị Thanh - Tỉnh Hậu Giang


You are not connected. Please login or register

Các cuộc vượt ngục siu đẳng

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Các cuộc vượt ngục siu đẳng Empty Các cuộc vượt ngục siu đẳng Fri Jan 22, 2010 12:06 pm

KhoaiLang

KhoaiLang
Thành viên cấp 4
Thành viên cấp  4

Những cuộc vượt ngục khó tin nhất trong lịch sử


Những tên tội phạm đã sử dụng bất kỳ thứ gì, từ trực thăng cho đến súng giả, để thực hiện các cuộc vượt ngục đầy bất ngờ.
1. Pascal Payet: 3 lần sử dụng trực thăng để vượt ngục
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283458
Pascal
Payet đi tù vì tội giết người trong một vụ cướp và bị kết án 30 năm tù
giam hồi năm 2001. Tên này, còn được biết tới là AKA Kalashnikov Pat,
khét tiếng vì đã 3 lần vượt ngục bằng trực thăng. Lần cuối cùng xảy ra
vào tháng 7/2007 khi một chiếc trực thăng bị không tặc - cùng với phi
công - bay từ khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Cannes (Pháp) hạ cánh xuống
mái nhà tù Grasse. 3 tên đồng bọn của Payet được trang bị vũ khí đã tìm
kiếm Payet và đưa tên này lên mái nhà rồi tẩu thoát trên trực thăng.
Sau khi hạ cánh gần biển Địa Trung Hải, phi công được thả, còn Payet và
đồng bọn biến mất kể từ đó.
2. John Dillinger: Vượt ngục bằng súng giả làm bằng gỗ và xi đánh giày

kẻ cướp ngân hàng tại Midwest (Mỹ) vào đầu những năm 1930, John
Dillinger đã tham gia cướp ít nhất hàng chục ngân hàng, 4 đồn cảnh sát
và trốn khỏi nhà tù 2 lần. Tên này từng “bóc lịch” tại nhà tù bang
Indiana ở thành phố Michigan cho tới khi được tạm tha năm 1933. Nhưng
chỉ 4 tháng sau đó, Dillinger lại vào nhà đá ở Lima, bang Ohio nhưng
băng nhóm của tên này đã giải thoát cho Dillinger, bắn người cai ngục
Jessie Sarber. Hầu hết các thành viên của nhóm này bị bắt giam trở lại
vào cuối năm 1933. Riêng Dillinger bị giải tới nhà tù hạt Lake ở Crown
Point, Indiana để đối mặt với phiên tòa xét xử vụ sát hại sĩ quan cảnh
sát William O’Malley trong vụ nổ súng tại một ngân hàng ở Đông Chicago,
Indiana.
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283459
Ngày
3/3/1934, Dillinger đã trốn thoát khỏi nhà tù ở Crown Point, nơi vốn
được mệnh danh là "nhà tù chống vượt ngục" bởi nó được rất đông cảnh
sát và nhân viên an ninh canh gác. Các tờ báo đưa tin rằng Dillinger
trốn thoát bằng cách sử dụng súng giả làm từ gỗ và được bôi đen bằng xi
đánh giày. Với súng giả, tù nhân đã đánh lừa một cai ngục khiến người
này phải mở cửa nhà tù. Sau đó, Dillinger bắt cóc 2 nam giới làm con
tin, quây tất cả các cai ngục vào trong nhà lao, khóa họ lại và tẩu
thoát.
3. Alfie Hinds: 3 lần vượt ngục, gồm một lần nhốt cai ngục vào nhà vệ sinh
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283460

nhân mang quốc tịch Anh Algie Hinds đã 3 lần thực hiện các cuộc vượt
ngục. Cha của tên này chết trong khi bị trừng phạt vì tội trộm cắp có
vũ khí. Năm 1953, Hinds bị bắt trong một vụ trộm số trang sức lớn trị
giá 90.000 USD. Mặc dù một mực kêu oan, hắn vẫn bị kết án 12 năm tù
giam. Không rõ bằng cách nào mà Hinds có thể trốn thoát khỏi nhà tù
thông qua đã cửa khóa và bức tường cao 6m.
Hinds
sau đó sống lương thiện bằng nghề xây dựng và trang trí nhà cửa ở châu
Âu cho tới năm 1956 khi các mật vụ Scotland phát hiện ra và bắt giữ tên
này, 248 ngày sau cuộc vượt ngục. Sau khi bị bắt, Hinds kiện các nhà
chức trách tội bắt giữ trái phép và tận dụng cơ hội này để lên kế hoạch
trốn thoát lần 2 tại tòa án. Khi hai bảo vệ hộ tống anh ta vào phòng vệ
sinh và mở còng tay, Hinds đã xô họ vào phòng vệ sinh và khóa cửa lại
rồi tẩu thoát. Nhưng hắn ta đã bị bắt vài giờ sau đó tại sân bay.
Lần
vượt ngụ thứ 3 diễn ra tại nhà thù Chelmford. Khi đó, hắn ta đã trở lại
Ireland và sống 2 năm bằng nghề buôn bán xe ô tô. Hinds bị bắt một lần
nữa khi sử dụng xe ô tô chưa đăng ký. Lần này, Hinds đã tìm ra một kẽ
hở của luật pháp. Khi đó, vượt ngục không bị xem là tội danh, vì thế
hắn không phải chịu thêm thời gian ngồi tù ngoài bản án đầu tiên. Hinds
chỉ phải ngồi tù nốt 6 năm trong vụ trộm trang sức năm 1953 và sống
cuộc đời còn lại giống một ngôi sao khi bán câu chuyện ly kỳ về cuộc
đời mình cho tờ News of the World với giá 40.000 USD.
4. Julien Chautard: Vượt ngục nhờ bám vào gầm xe tải
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283461
Năm
2009, tên tù Julien Chautard, sinh tại Pháp, đã thực hiện cuộc trốn
thoát táo tợn khi “mất tích” khỏi một nhóm tù nhân vừa được chở tới nhà
tù Pentonville ở bắc London bằng xe tải. Khi các tù nhân đang đi vào
bên trong, Chautard cố gắng bám vào gầm chiếc xe tải vừa chở các tù
nhân từ tòa đại hình Snaresbrook tới Pentonville. Chautard sau đó đã
tẩu thoát thành công khi rời nhà tù dưới gầm chiếc xe tải chỉ trong vài
phút. Nhưng Chautard đã tự ra nộp mình cho cảnh sát sau đó.
5. Ba tù nhân vượt ngục khỏi nhà tù đảo Alcatraz
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283462
Trong
suốt 29 năm hoạt động, nhà tù Alcatraz - nằm biệt lập trên 1 hòn đảo
nhỏ trong vịnh San Francisco (Mỹ) - khẳng định không tù nhân nào vượt
ngục thành công. Tổng cộng 36 tù nhân đã tham gia 14 lần vượt ngục: 2
tên vượt 2 lần, 23 tên bị bắt, 6 tên bị bắn chết, 3 tên bỏ mạng dưới
biển, mặc dù xác của chúng không được tìm thấy. Cũng có giả thuyết cho
rằng 3 tên mất tích vẫn sống sót.
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283463
Ngày
11/6/1962, Frank Morris, John Anglin và Clarence Anglin đã thực hiện
thành công một trong những vụ vượt ngục phức tạp nhất trong lịch sử.
Morris và 2 anh em nhà Anglin đã trèo lên ống thông gió qua một ống
khói và lên nóc nhà tù. 3 tên này sau đó trèo xuống và trốn thoát trên
bè cao su. Cảnh sát đã truy tìm chúng vào sáng sớm hôm sau nhưng không
thấy.
Người cai ngục cho hay 3 tên tù nhân đã làm
giả các hình nộm đầu người - sử dụng xà phòng, giấy vệ sinh và tóc thật
- để đặt lên giường nhằm đánh lừa các cai ngục khi họ đi kiểm tra vào
ban đêm. Morris và 2 anh em nhà Anglin đã biến mất không để lại dấu vết
và hiện vẫn bị Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy lùng. Nhưng 3 tên
tù cũng được tin đã chết đuối trên vịnh San Francisco khi chúng trốn
thoát khỏi đảo Alcatraz.
6. Billy Hayes: Vượt ngục rồi trở thành nhà văn
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283466
Năm
1970, Billy Hayes, người Mỹ, ban đầu chỉ bị kết án 4 năm và 2 tháng tại
một nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ vì tội buôn lậu ma tuý. Nhưng khi chỉ còn vài
tuần nữa là được thả, Hayes biết tin rằng các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ
quyết định dành cho hắn án tù chung thân. Thế là Hayes lên kế hoạch
vượt ngục.
Sau 6 tháng nung nấu ý định trốn thoát,
Hayes đã đánh một cai ngục, cướp đồng phục và mang theo 2.000 USD mà
cha hắn đã tuồn vào nhà tù cho con trai trong một cuốn album, cướp một
chiếc thuyền rồi tẩu thoát.
Hayes trốn sang Hy Lạp
năm 1975 nhưng Hy Lạp đã trục xuất hắn về Mỹ sau vài tuần giam giữ và
thẩm vấn về chuyện liệu Hayes có thu thập được thông tin tình báo nào
về Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Hayes cuối cùng đã trở về
Mỹ an toàn. Ông ta đã xuất bản cuốn hồi ký mang tên “Midnight Express”,
kể về những trải nghiệm của mình và cuộc vượt ngục.
7. Cuộc vượt ngục “siêu đẳng” của nhóm Texas Seven
Ngày
13/12/2000, 7 tù nhân đã trốn thoát khỏi nhà tù John Connally Unit tọa
lạc tại hạt Karnes, Texas - một nhà tù với hệ thống an ninh tốt nhất -
thông qua một kế hoạch công phu. 7 tên tội phạm đã khống chế tổng cộng
16 người, trong đó có 13 nhân viên của nhà tù và 3 tù nhân không liên
quan. Vụ tẩu thoát diễn ra vào giờ ăn trưa và điểm danh - thời điểm một
số khu vực việc giám sát được giảm bớt. Chúng tấn công các nạn nhân và
khi đã làm họ bất tỉnh, chúng cởi quần áo, buộc người họ lại và nhốt
trong phòng điện.
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283467
7
tên tội phạm đã ăn cắp quần áo, thẻ tín dụng, giấy tờ của nạn
nhân.Chúng còn đóng giả cảnh sát qua điện thoại và bịa chuyện để tránh
nghi ngờ của các nhà chức trách.
Sau đó, 3 tên ra
cổng sau của nhà tù, một số hóa trang trong quần áo dân sự đánh cắp
được. Chúng giả vờ có mặt tại đó để lắp đặt các camera giám sát. Chúng
làm bất tỉnh một bảo vệ ở cổng sau và bộ 3 đột kích vào tháp canh gác
để trộm vũ khí. Trong khi đó 4 tên còn lại vẫn ở bên trong nhà tù và
giả vờ gọi điện tới tháp canh gác để đánh lạc hướng. Sau đó, chúng ăn
cắp một chiếc xe tải và lái ra khỏi cổng sau rồi tẩu thoát. Nhưng 1 năm
sau đó chúng đã bị tóm cổ.
8. Cuộc vượt ngục nổi tiếng và thành công nhất trong thời nội chiến Mỹ
Cuộc
vượt ngục tại nhà tù Libby là một trong những cuộc tẩu thoát nổi tiếng
và thành công nhất trong thời nội chiến Mỹ. Đêm 9/2/1864 và 10/2/1864,
hơn 100 binh sĩ bị cầm tù đã vượt ngục khỏi nhà tù Libby ở Richmond,
bang Virginia. Trong số 109 người tham gia cuộc vượt ngục, 59 người đã
chạy thoát, 48 người bị bắt lại và 2 người chết đuối trên sông James
gần đó.
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283472
Các
tù nhân vượt ngục bằng cách đào đường hầm bên dưới nhà tù để tới một
khu đất trống liền kề. Đây là nhiệm vụ không dễ dàng nhưng sau 17 ngày
đào bới, họ đã gặp một kho thuốc lá gần đó. Tại đây, các binh sĩ đã tẩu
thoát khỏi nhà tù theo từng nhóm 2-3 người vào đêm ngày 9/2/1864. Cuộc
trốn thoát tại nhà tù Libby diễn ra trót lọt nhờ vào nỗ lực của 2 lãnh
đạo của nhóm vượt ngục, Đại tá Rose và Thiếu tá Hamilton. Rose, những
người đã làm việc không mệt mỏi để tổ chức cuộc vượt ngục. Đại tá Rose
đã đưa ra sáng kiến đột nhập vào tầng hầm từ ống khói, còn Hamilton vẽ
đường ra. Rose nỗ lực trong đường hầm và tổ chức đội đào hầm, trong khi
Hamilton phát minh ra các dụng cụ để loại bỏ bụi bặm và cung cấp oxy
cho đường hầm.
9. Alfred Wetzler và Rudolf Vrba: cuộc trốn thoát khỏi trại tập trung của Đức Quốc xã
Wetzler
là người Do Thái từ Slovakia và cũng là một trong số ít những người Do
Thái được biết tới từng trốt thoát khỏi trại tập trung khét tiếng
Auschwitz thời xảy ra nạn tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã.
Các cuộc vượt ngục siu đẳng T283473
Wetzler
đã trốn thoát cùng một người Do Thái khác tên Rudolf Vrba. Vào 2h chiều
ngày 7/4/1944, hai người đã trốn vào nơi ẩn náu bên trong một cột rỗng
bằng gỗ, đang được lưu kho để chuẩn bị xây khu “Mexico” cho các tù nhân
mới. Các tù nhân khác trợ giúp cuộc trốn thoát đã đặt các tấm bảng xung
quanh nơi ẩn náu của Wetzler và Vrba để che giấu họ. Sau đó, họ vứt
thuốc lá tẩm xăng khắp khu vực để đánh lừa chó nghiệp. Hai người đã
phải trốn trong đó suốt 4 đêm. Ngày 10/4, Wetzler và Vrba - trong trang
phục đặc trưng của người Hà Lan, áo khoác và đi giày lấy từ trại tập
trung - đi về phía nam dọc sông Sola, tiến về phía biên giới Balan với
Slovakia cách đó 133km, sử dụng một bản đồ mà Vrba tìm được trong nhà
kho của trại tập trung. Sau khi trốn thoát thành công, Wetzler và Vrba
trở nên nổi tiếng nhờ bản báo cáo về những hoạt động bên trong trại
Auschwitz. Tài liệu dầy 32 trang là bản báo cáo chi tiết đầu tiên về
trại Auschwitz và được quân đồng minh xem là đáng tin cậy. Nó được cho
là đã cứu mạng sống của 120.000 người.
Theo Dân Trí

http://vn.myblog.yahoo.com/jw!VeA4nGOGHx8lG1m7_UKIXEHlwys0/artic

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết