THPT Chuyên Vị Thanh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
THPT Chuyên Vị Thanh

Số 04 Đường Đồ Chiểu TX Vị Thanh - Tỉnh Hậu Giang


You are not connected. Please login or register

BÀI DỰ THI LUẬT GIAO THÔNG NĂM 2009

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

avatar
Admin
Admin

Bài viết này copy về paste vào file word và chỉnh sửa lại đôi chút là có sản phẩm dự thi hoàn hảo nhé!
========================================

Luật 1: Luật giao thông đường thủy nội địa quy định như thế
nào về việc chấp hành giao thông đường thủy nội địa? hãy kể tên các quy tắc
giao thông đường thủy nội địa.


Chấp hành quy tắc giao thông đường thủy nội địa


1. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường
thủy nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thủy nội địa
tại Luật này.


2. Thuyền trưởng tàu thuyền khi điều khiển tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải
tuân theo báo hiệu đường thủy nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với
phương tiện có động cơ.


3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với
tốc độ an toàn để có thể xử lí các tình huống tránh va chạm, không gây mất an
toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách
an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm
tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:


a. Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương
tiện chở hàng nguy hiểm;


b. Đi trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa;


c. Đi gần đê, kè khi có nước lớn.


4. Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện
của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành
trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc
vào phương tiện của mình,trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả
kháng.


Câu 2: Khi tham gia hoạt động giao thông đường thủy nội địa các hành vi nào bị cấm? Những hành vi nào vi phạm quy định về vận chuyển người,
hành khách và bị xử lí như thế nào?


Các hành vi bị cấm


1. Phá hoại công trình giao thông đường thủy nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở
giao thông đường thủy nội địa;


2. Mở cảng, bến thủy nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dở hàng hóa không
đúng nơi quy định.


3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thủy nội địa
và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa


4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất khai thác, khai
thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố
định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản trên luồng.


5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại điều 24 của luật này
tham gia giao thông đường thủy nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công
dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và
bảo vệ môi trường của cơ quan đang kiểm.


6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt
động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có
bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.


7. Chở hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ. Động vật lớn chung với hành khách; chở quá
sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước.


8. Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc
40mg/lit khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà phấp luật cấm sử dụng.


9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản
khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở
việc xử lí tai nạn.


10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.


11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thủy nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.


12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.


13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa .


Hành vi vi phạm qui định về vận chuyển người, hành khách sẽ phải bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thỏa thuận hoặc khi có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gởi, bao gởi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra.


Câu 3: Luật thủy sản có quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản, bạn hãy cho biết cụ thể những hành vi đó.


Những hành vi bị cấm trong luật thủy sản là:


1. Khai thác, hủy hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các loài thực vật ngầm,
rừng ngập mặn, và hệ sinh cảnh khác; phá hủy cản trở trái phép đường di chuyển
tự nhiên của các loài thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo,vịnh. Lấn, chiếm,xâm
hại các khu bảo tồn, vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và
công bố, vi phạm các quy định trong quy chế quản lí khu bảo tồn. khai thác các
loài thủy sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục
đichs nghiên cứu khoa học được chính phủ cho phép; khai thác thủy sản nhỏ hơn
kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng…


2. Khai thác thủy sản phải đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, phải tuân
theo quy định về mùa vụ, thời hạn, vùng, chủng loại và kích cỡ thủy sản được
khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm, sử dụng các loại ngư cụ,
phương tiện khai thác thủy sản có kích cỡ phù hợp với các loài thủy sản được
phép khai thác…. Ngoài ra không được sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm
để khai thác thủy sản; sử dụng chất nổ, chất độc, xung diệt và ccacs phương
pháp có tính hủy diệt khác.


Câu 4: Để đảm bảo an toàn cho tàu cá, bạn hãy cho biết: Tàu cá khi hoạt động phải thực hiện các qui định gì? Tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm chỉ được hoạt động khi đã hoàn thành các thủ tục gì? Tàu cá không thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm thì ai sẽ chịu trách nhiệm về an toàn kĩ luật?


Đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm trong quá trình hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm Việt Nam; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn qui định giữa 2 kì kiểm tra. Việc chịu trách nhiệm về an toàn kĩ luật trên phương tiện do thuyền
trưởng đảm nhiệm.


Câu 5: Bài viết

Dọc theo kênh xáng Xà no có rất nhiều bến đò ngang hoạt động
liên tục để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đặt biệt là các em học sinh.
Tuy nhiên, khi mùa lũ về thì hiểm họa mất an toàn giao thông đường thủy lại
được báo động. Đa số các phương tiện đò ngang không có trang bị đầy đủ các
thiết bị an toàn cho hành khách, còn chủ phương tiện lại chưa được tập huấn
chuyên môn sâu rộng về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Sự chủ quan của
chủ phương tiện, sự thiếu ý thức tự giác trong thực hiện an toàn khi đi trên
các phương tiện đò ngang cảu người đan nông thôn và việc kiểm tra không gắt
gao, xử lí không mạnh bạo, triệt để của các cơ quan chức năng luôn làm cho mối
nguy hiểm về các phương tiện đò ngang trên tuyến kênh xáng Xà no vẫn tiếp diễn.
Gần đây, với sự hoạt động ngày càng nhiều của các phương tiện cao tốc tạo nên
sóng lớn, mối nguy lại thêm nặng nề, mỗi năm trên địa bàn lại có xảy ra các vụ chìm đò, gây tổn thất về người và của cho người dân. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần nhập cuộc một cách
mạnh bạo hơn nữa, kiểm tra và chấn chỉnh tình hình trên các bến đò ngang, tạo
nên những bến đò an toàn, đầy đủ phương tiện bảo hộ, đào tạo những người lái phương
tiện có đầy đủ kinh nghiệm cũng như trách nhiệm và mỗi người dân chúng ta cũng
nên nhìn lại thái độ của mình khi tham gia giao thông trên các chuyến đò ngang
cũng như trên các tuyến giao thông khác.

Devil

Devil
Thành viên cấp 4
Thành viên cấp  4

Cám ơn Admin!!!

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết